Thơ thiền
2 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Thơ thiền
Sống
Sống không giận không hờn không oán trách.
Sống mĩm cười với thử thách chông gai.
Sống vươn lên theo nhịp ánh ban mai.
Sống an hòa với những người chung sống.
Sống là động, nhưng lòng luôn bất động.
Sống là thương nhưng lòng chẳng vấn vương.
Sống yên vui, - danh lợi mãi coi thường :
Tâm bất biến, - giữa dòng đời vạn biến !
Sống không giận không hờn không oán trách.
Sống mĩm cười với thử thách chông gai.
Sống vươn lên theo nhịp ánh ban mai.
Sống an hòa với những người chung sống.
Sống là động, nhưng lòng luôn bất động.
Sống là thương nhưng lòng chẳng vấn vương.
Sống yên vui, - danh lợi mãi coi thường :
Tâm bất biến, - giữa dòng đời vạn biến !
naquyen- Tổng số bài gửi : 136
Join date : 30/10/2009
Age : 52
Re: Thơ thiền
Nước tuôn xuống núi nào có ý
Mây trôi về động vốn vô tâm
Người đời nếu được như mây nước
Cây trái trổ hoa khắp cõi xuân.
Mây trôi về động vốn vô tâm
Người đời nếu được như mây nước
Cây trái trổ hoa khắp cõi xuân.
Tung- Tổng số bài gửi : 17
Join date : 02/11/2009
Khổ và vui
Thiên hạ đua nhau nói khổ vui,
Biết sao là khổ biết sao vui.
Vui trong tham dục vui rồi khổ,
Khổ để tu hành khổ hóa vui.
Nếu biết có vui là có khổ,
Thà rằng đừng khổ cũng đừng vui.
Mong sao giữ tánh không vui khổ,
Mới thoát ra ngoài mọi khổ vui.
Biết sao là khổ biết sao vui.
Vui trong tham dục vui rồi khổ,
Khổ để tu hành khổ hóa vui.
Nếu biết có vui là có khổ,
Thà rằng đừng khổ cũng đừng vui.
Mong sao giữ tánh không vui khổ,
Mới thoát ra ngoài mọi khổ vui.
Tung- Tổng số bài gửi : 17
Join date : 02/11/2009
Thiền sư Tịnh Giới
Thời nay giảng đạo hiếm tri âm,
Chỉ bởi vì người mất đạo tâm.
Nào giống Tử Kỳ nghe nhạc giỏi,
Nghe qua suốt cả Bá Nha cầm.
Chỉ bởi vì người mất đạo tâm.
Nào giống Tử Kỳ nghe nhạc giỏi,
Nghe qua suốt cả Bá Nha cầm.
Tung- Tổng số bài gửi : 17
Join date : 02/11/2009
Ni sư Diệu Nhân
Sanh già bệnh chết
Xưa nay lẽ thường.
Muốn cầu thoát ra
Mở trói thêm ràng.
Mê đó tìm Phật
Lầm đó cầu thiền.
Phật,thiền chẳng cầu
Uổng miệng không lời.
Xưa nay lẽ thường.
Muốn cầu thoát ra
Mở trói thêm ràng.
Mê đó tìm Phật
Lầm đó cầu thiền.
Phật,thiền chẳng cầu
Uổng miệng không lời.
Tung- Tổng số bài gửi : 17
Join date : 02/11/2009
Thiền sư Vạn Hạnh
Thân như bóng chớp có rồi không,
Cây cỏ xuân tươi,thu đượm hồng,
Mặc cuộc thạnh suy không sợ hãi,
Thạnh suy như cỏ hạt sương đông.
Cây cỏ xuân tươi,thu đượm hồng,
Mặc cuộc thạnh suy không sợ hãi,
Thạnh suy như cỏ hạt sương đông.
Tung- Tổng số bài gửi : 17
Join date : 02/11/2009
Thiền sư Đạo Hạnh
Có thì muôn sự có,
Không thì tất cả không,
Có,không trăng đáy nước,
Đừng mắc có cùng không.
Không thì tất cả không,
Có,không trăng đáy nước,
Đừng mắc có cùng không.
Tung- Tổng số bài gửi : 17
Join date : 02/11/2009
Thiền sư Mãn Giác
Xuân đi trăm hoa rụng,
Xuân đến trăm hoa cười,
Trước mắt việc đi mãi,
Trên đầu già mất rồi,
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết,
Đêm qua,sân trước,một cành mai.
Xuân đến trăm hoa cười,
Trước mắt việc đi mãi,
Trên đầu già mất rồi,
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết,
Đêm qua,sân trước,một cành mai.
Tung- Tổng số bài gửi : 17
Join date : 02/11/2009
Nhành mai trong thơ Mãn Giác Thiền sư
Internet
Nhà thơ Mãn Giác Thiền sư (1052-1096) là vị cao tăng thời Lý. Tên thật của ông là Lý Trường. Mãn Giác đại sư là pháp danh do vua Lý Nhân Tông tặng khi ông viên tịch. Đương thời ông thường được gọi là Sùng Tín Trưởng lão. Thiền sư là con ông Viên ngoại lang Lý Hoài Tố và là học trò của Quảng Trí Thiền sư. Là người có tài trí nên ông được vua kén chọn vào dạy Thái tử Càn Đức (1071). Sau này Thái tử lên ngôi (tức là Lý Nhân Tông) rất trọng đãi thầy học, sai dựng chùa Giác Nguyên ở cạnh cung Cảnh Hưng cho ông trụ trì để tiện việc hỏi han và bàn bạc chính sự. Ông được vua đặt tên là Hoài Tín và phong là Nhập nội đạo tràng.
Mãn Giác Thiền sư là người uyên bác cả Nho, Phật, trước khi vào cung được nhiều học trò theo học và trở thành một thần tượng trong thế hệ thứ 8 dòng Thiền Quang bích. Nói đến Mãn Giác Thiền sư hầu như ai cũng nhớ về "Đêm qua sân trước nở nhành mai":
Đại sư Mãn Giác mất năm 1096 đời Lý Nhân Tông khi mới 44 tuổi.
Trong phút lâm chung, trước đầy đủ các sư tăng, Thiền sư đọc một bài thơ (bài kệ): Cáo tật thị chúng (Có bệnh bảo mọi người)
Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tòng đầu thượng lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai
(Xuân qua, trăm hoa rụng
Xuân tới, trăm hoa cười
Trước mắt: việc đi mãi
Trên đầu: già đến rồi
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước nở cành mai)
Đọc xong, người qua đời. Ý tuởng bài thơ thật rõ ràng, mạch lạc, súc tích, rất thiền mà cũng rất thi sĩ. Đây là bức ký hoạ tươi tắn, hay một câu hỏi đau đáu về lẽ tử sinh của đời người mà biết bao thế hệ phải trăn trở? Vượt lên triết lý tuần hoàn của nhà Phật, lẽ sống đã được quan niệm một cách mới mẻ, lạc quan: sự sống là bất diệt! Đó là di chúc của vị chân sư đối với hết thảy mọi người. Những ai "tu hành" như vậy cũng sẽ đều được nên chính giác, mãn giác, có thể vượt ra ngoài cuộc sinh hoá của trời đất, cũng giống như cành mai ấy.
Giá trị thẩm mỹ của bài thơ, đặc biệt là hai câu cuối đã đi vào cõi trường sinh.
Nhà thơ Mãn Giác Thiền sư (1052-1096) là vị cao tăng thời Lý. Tên thật của ông là Lý Trường. Mãn Giác đại sư là pháp danh do vua Lý Nhân Tông tặng khi ông viên tịch. Đương thời ông thường được gọi là Sùng Tín Trưởng lão. Thiền sư là con ông Viên ngoại lang Lý Hoài Tố và là học trò của Quảng Trí Thiền sư. Là người có tài trí nên ông được vua kén chọn vào dạy Thái tử Càn Đức (1071). Sau này Thái tử lên ngôi (tức là Lý Nhân Tông) rất trọng đãi thầy học, sai dựng chùa Giác Nguyên ở cạnh cung Cảnh Hưng cho ông trụ trì để tiện việc hỏi han và bàn bạc chính sự. Ông được vua đặt tên là Hoài Tín và phong là Nhập nội đạo tràng.
Mãn Giác Thiền sư là người uyên bác cả Nho, Phật, trước khi vào cung được nhiều học trò theo học và trở thành một thần tượng trong thế hệ thứ 8 dòng Thiền Quang bích. Nói đến Mãn Giác Thiền sư hầu như ai cũng nhớ về "Đêm qua sân trước nở nhành mai":
Đại sư Mãn Giác mất năm 1096 đời Lý Nhân Tông khi mới 44 tuổi.
Trong phút lâm chung, trước đầy đủ các sư tăng, Thiền sư đọc một bài thơ (bài kệ): Cáo tật thị chúng (Có bệnh bảo mọi người)
Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tòng đầu thượng lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai
(Xuân qua, trăm hoa rụng
Xuân tới, trăm hoa cười
Trước mắt: việc đi mãi
Trên đầu: già đến rồi
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước nở cành mai)
Đọc xong, người qua đời. Ý tuởng bài thơ thật rõ ràng, mạch lạc, súc tích, rất thiền mà cũng rất thi sĩ. Đây là bức ký hoạ tươi tắn, hay một câu hỏi đau đáu về lẽ tử sinh của đời người mà biết bao thế hệ phải trăn trở? Vượt lên triết lý tuần hoàn của nhà Phật, lẽ sống đã được quan niệm một cách mới mẻ, lạc quan: sự sống là bất diệt! Đó là di chúc của vị chân sư đối với hết thảy mọi người. Những ai "tu hành" như vậy cũng sẽ đều được nên chính giác, mãn giác, có thể vượt ra ngoài cuộc sinh hoá của trời đất, cũng giống như cành mai ấy.
Giá trị thẩm mỹ của bài thơ, đặc biệt là hai câu cuối đã đi vào cõi trường sinh.
naquyen- Tổng số bài gửi : 136
Join date : 30/10/2009
Age : 52
Thiền sư Viên Học
Sáu thức tối tăm khổ đêm dài,
Vô minh che đậy mải mê say,
Sớm tối nghe chuông lòng tỉnh giác,
Thần lười dứt sạch,được thần thông.
Sáu thức:mắt thấy,tai nghe,mũi ngửi,lưỡi nếm,thân chạm xúc,ý (sự phân biệt hiểu biết).
Vô minh:là si mê,u tối,là sự hiểu biết sai lệch thực thể các hiện tượng xảy ra chung quanh ta và trong tâm thức ta.
Vô minh che đậy mải mê say,
Sớm tối nghe chuông lòng tỉnh giác,
Thần lười dứt sạch,được thần thông.
Sáu thức:mắt thấy,tai nghe,mũi ngửi,lưỡi nếm,thân chạm xúc,ý (sự phân biệt hiểu biết).
Vô minh:là si mê,u tối,là sự hiểu biết sai lệch thực thể các hiện tượng xảy ra chung quanh ta và trong tâm thức ta.
Tung- Tổng số bài gửi : 17
Join date : 02/11/2009
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết